Quy trình mua bán nhà đất thổ cư luôn phải diễn ra theo quy trình nhất định theo quy định Luật đất đai ban hành. Vậy bạn đã biết quy trình mua bán nhà đất thổ cư cụ thể như thế nào hay chưa? Tham khảo bài viết dưới đây để nắm vững chi tiết về vấn đề trên nhé!.
Mua bán nhà đất thổ cư được chia làm hai loại gồm mua bán nhà đất thổ có sổ đỏ và mua bán nhà đất thổ không có sổ đỏ. Đối với mỗi trường hợp khác nhau đều có những giai đoạn, quy định riêng bắt buộc trong quá trình chuyển giao quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật. Cụ thể:
Quy trình mua bán nhà đất thổ cư có sổ đỏ
Sau khi bạn xác định được mảnh đất cần mua, trao đổi thống nhất qua miệng sơ bộ về giá cả hợp lý và cả hai bên đồng ý bán thì sẽ tiến tới giai đoạn làm giấy tờ thủ tục để chuyển nhương theo 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn đặt cọc: Yêu cầu trong giai đoạn đặt cọc là phải có hợp đồng đặt cọc cụ thể, trong đó quy định rõ số tiền cọc, hình thức và những thủ tục chung quá trình mua bán đất. Khi tiến hành đặt cọc, bên mua nhà sẽ tiến hành giao khoảng 10% đến 15% tổng số tiền toàn bộ và ký kết rõ ràng sau khi nhận tiền (ít nhất 3 bên).
+ Giai đoạn chuẩn bị các hợp đồng mua bán: Bao gồm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ do chủ bán đất), bản sao chứng minh nhân dân của cả hai bên và sổ hổ khẩu 2 bên (bản sao có công chứng). Sau khi chuẩn bị hợp đồng xong xuôi, bên mua giao từ 90% đến 95% số tiền mua nhà.
+ Giai đoạn nộp thuế: Các giấy tờ cần chuẩn bị gồm bản sao hồ sơ mua bán nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà, giấy bản sao chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu bản sao (lưu ý tất cả các trường hợp bản sao đều công chứng). Sau khi trình các giấy tờ cụ thể thì cả hai bên bán, bên mua nộp tiền thuế và giữ lại biên lai.
+ Giai đoạn đề nghị cấp sổ đỏ mới: Cần chuẩn bị hợp đồng mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản sao chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu bản sao, giấy chứng nhận đã nộp xong thuế của bên bán và bên mua. Các loại giấy tờ này nộp tại phòng Ủy ban nhân dân (quận/huyện), sau khi xem xét đúng yêu cầu pháp lý theo pháp luật thì địa chính sẽ tiến hành cấp sổ đỏ chuyển quyền sử dụng đất cho người mua.
Quy trình mua bán nhà đất thổ cư không có sổ đỏ
Đây là trường hợp mạo hiểm có thể gây nhiều phức tạp về quyền lợi và kiện tụng cho người mua, do vậy bạn cần cân nhắc thật kỹ. Theo luật pháp, điều kiện pháp lý trong trường hợp mua bán nhà đất thổ cư có sổ đỏ là không được chấp thuận do chưa đủ giấy tờ. Khi muốn tiến hành bán nhà đất trong trường hợp này, người bán phải có đủ điều kiện pháp lý chuyển nhượng quy định thì mới có quyền đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Quy trình mua bán đất trong trường hợp này diễn ra tuần tự theo 4 bước như quy trình mua nhà đất có sổ đỏ nhưng các loại giấy tờ có sự thay thế nhất định:
+ Giai đoạn đặt cọc: Bên giao tiến hành giao khoảng 10% đến 15% tổng số tiền mua bán nhà đất hai bên đã thống nhất. Sau khi nhận tiền thì tiến hành ký hợp đồng đặt cọc cụ thể và ký nhận đầy đủ.
+ Giai đoạn chuẩn bị hợp đồng mua bán: Đầu tiên, bên bán đất xin phép cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với mảnh đất chưa có sổ đỏ để đủ các loại giấy pháp lý cần thiết cho hoạt động mua bán. Các loại giấy tờ cần thiết gồm có hợp đồng mua bán nhà đất không có sổ đỏ, bản sao chứng minh nhân dân , sổ hổ khẩu (cả 2 bên đều có công chứng). Sau khi hoàn tất tủ tục, bên mua nhà đất giao từ 90% đến 95% số tiền mua nhà.
+ Giai đoạn nộp thuế: Các loại giấy tờ sau khi chuẩn bị đầy đủ thì hai bên có trách nhiệm mang tới chi cục thuế địa phương để đóng thuế và cấp giấy đóng thuế theo đúng quy định.
+ Giai đoạn đề nghị giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên mua : Bên mua mang các loại giấy tờ đã chuẩn bị cùng với giấy chứng nhận đóng thuế nộp tại phòng Ủy ban nhân dân (quận/huyện), sau đó đơn vị có trách nhiệm sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ về sau theo quy định pháp luật.
Quy trình mua bán nhà đất thổ cư đối với từng địa phương khác nhau sẽ không hoàn toàn giống nhau nhưng vẫn phải đảm bảo theo đúng các quy định của pháp luật. Hãy tham khảo ý kiến của các luật sư nhà đất trước khi tiến hành quy trình mua bán và chuyển giao quyền sử dụng nhà đất để tránh những phức tạp phát sinh.